Tại sao bạn nên chọn PHP để lập trình web?

Bài viết được dịch từ trang web SitePoint

Đó là một câu hỏi phổ biến. Tại sao thực sự nên chọn PHP chứ không phải là một lựa chọn nào khác? Sau tất cả, PHP thường bị xem như là một ngôn ngữ lộn xộnkhông sử dụng được và có thiết kế rất tồi. Tại sao mọi người chọn nó khi bắt đầu một dự án từ đầu?

Thay vì liệt kê những lý do tại sao mọi người chọn nó (cái này có rất nhiều), chúng ta hãy tập trung vào lý do tại sao mọi người nên chọn nó. Tuy nhiên, chúng ta không thể nói về điều đó mà không đề cập đến những trường hợp mà nó không nên được sử dụng.

Khi nào thì bạn KHÔNG nên chọn PHP

Khi viết các ứng dụng dạng command line

Nếu bạn xây dựng một ứng dụng dạng dòng lệnh (command line), PHP không phải là sự lựa chọn đúng. Chắc chắn là cũng có những cách tiếp cận tốt để xây dựng ứng dụng CLI (Command Line Interface) bằng PHP, nhưng chỉ đơn giản là nó không được thiết kế với mục đích làm điều đó. Đầu tiên và trước hết, PHP là một ngôn ngữ web, và một ứng dụng thuần command line tốt hơn là nên được xây dựng bằng một ngôn ngữ khác. Điều đó không phải để nói rằng nó không thể – mà chắc chắn ứng dụng đó sẽ nhanh hơn và dễ dàng hơn khi thực hiện bằng một ngôn ngữ khác. Việc xây dựng các ứng dụng CLI bằng PHP thì tự bản thân nó chính là phép ẩn dụ mà người ta sử dụng khi so sánh PHP với một cái búa có hai đầu dùng để nhổ đinh. Chỉ vì nó không phải là công cụ dành cho việc đó. Ví dụ – Python được cài đặt sẵn trên hầu hết các hệ điều hành họ *nix, vì vậy bạn có thể truy cập ngay lập tức tới nó mà không cần phải vọc vậy chỉnh sửa file php.ini, và có thể bắt đầu làm việc ngay lập tức.

Khi nó có vẻ như dễ dàng nhất

Nếu PHP có vẻ là cách dễ dàng nhất trong các ngôn ngữ và đó là động lực duy nhất của bạn, thì sự lựa chọn đó của bạn là sai lầm. PHP có thể trở nên phức tạp một cách nhanh chóng, và phải thừa nhận rằng việc dễ dàng hơn những ngôn ngữ khác là điều không thực tế. Việc thực hiện những dự án quan trọng thì độ khó cũng tương đương nhau trong bất kỳ ngôn ngữ nào.

Chỉ vì nhà cung cấp hosting của bạn hỗ trợ nó

Nếu bạn đang sử dụng một shared host, và vui sướng với thực tế rằng nó hỗ trợ PHP (thậm chí không phải là phiên bản mới nhất), hãy dừng lại. Nếu bạn đang xem mình là một nhà phát triển phần mềm, thì đừng bao giờ sử dụng các shared host cho bất cứ điều gì ngoại trừ một số thứ lặt vặt như custom webmail, quản lý domain, hoặc những demo hết sức đơn giản. Với những lựa chọn thay thế như DigitalOcean cung cấp các máy chủ riêng ảo (VPS – Virtual Private Server) được lưu trữ trên ổ SSD với chi phí ít nhất là $5 đô-la/tháng, thì việc chọn một shared host không có ý nghĩa gì – vì VPS mang lại cho bạn nhiều quyền kiểm soát hơn. Nếu bạn không hài lòng với đội ngũ DevOps của họ và không thích tự tay thiết lập server (dù vậy bạn thực sự nên tìm hiểu cách làm điều đó), có rất nhiều nhà cung cấp cloud hosting đưa ra các tầng miễn phí được cấu hình sẵn cho bạn. Hãy tránh xa các shared host.

Phần mềm tính toán mạnh

Khi bạn muốn viết phần mềm làm việc rất nhiều với toán học, các tính toán phức tạp, thống kê và những thứ tương tự như vậy, có những lựa chọn tốt hơn – đặc biệt là nếu ứng dụng đó chủ yếu làm công việc này là chính. Thì các ngôn ngữ dạng functional như Scala hoặc ngôn ngữ mới Dart sẽ thực thi tác vụ này tốt hơn nhiều so với PHP, vì nếu làm bằng PHP có thể yêu cầu nhiều nỗ lực hơn để nó có khả năng làm những việc bạn muốn. PHP cũng chậm hơn đáng kể ở những công việc mà các ngôn ngữ khác được thiết kế dành riêng cho chúng.

Đôi khi sẽ đơn giản hơn nếu viết phần nặng về tính toán của các ứng dụng trong ngôn ngữ mà bạn đang làm việc hiện tại, nhưng đó thường là một sự lười biếng. Sự khó chịu khi phải cài đặt một ngôn ngữ helper hoặc máy ảo và xây dựng phần đó như một ứng dụng riêng biệt thường được bù đắp bởi những lợi ích lâu dài, đặc biệt khi lượng traffic bắt đầu đòi hỏi điều đó. Có một lý do mà phần tính toán back-end của mạng xã hội Twitter được viết bằng Scala, mặc dù phần front-end của họ vẫn là Ruby on Rails.

PHP là rất dễ học

Các vấn đề được liệt kê ở trên là những vấn đề của việc thiếu kiến thức và kinh nghiệm, và đương nhiên là khi ai đó sử dụng PHP cho một mục đích như vậy thì kết quả cuối cùng là không được tối ưu – nó sẽ bổ sung thêm những ý kiến xấu đến danh tiếng đã bị hoen ố của PHP. Vậy PHP tốt nhất cho điều gì?, đó là bất kỳ kịch bản hướng web nào cần phát triển nhanh chóng, và cần thực hiện thực sự nhanh.

PHP có một cộng đồng rất lớn. Đúng vậy, đại đa số là các tay lính mới, nhưng một khi bạn đã gạt bỏ những thành phần linh tinh, còn lại là một số ít các chuyên gia có tâm huyết như Phil SturgeonJosh LockhartMike van Riel,Anthony Ferrara và rất nhiều người khác nữa. Một tá chuyên gia có nhiều tâm huyết thừa nhận những nhược điểm của PHP, nhưng cũng làm việc vất vả trong việc hướng dẫn cho cộng đồng và sửa chữa những vấn đề đó, họ có thể cung cấp một kho tàng kiến thức có giá trị. Cùng với những nguồn tài nguyên tuyệt vời như diễn đàn SitePoint,StackOverflow và PTRW, những vấn đề gặp phải trong PHP dễ dàng được giải quyết, và quá trình này thường nhanh chóng và có chất lượng cao. Trừ khi các câu hỏi mà bạn đặt ra là hết sức ngớ ngẩn (và vâng,  những câu hỏi ngớ ngẩn), cộng đồng này luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ.

Số lượng các dự án mã nguồn mở cũng như là các cuốn sách và khóa học về PHP là rất dồi dào, với sự kiên nhẫn và tài liệu hướng dẫn thì bạn có thể trở nên rất thông thạo ngôn ngữ này trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.

Xua tan những tin xấu

PHP đã trưởng thành hơn nhiều kể từ lần cuối cùng mà người ta tập hợp những điểm tồi của nó, và nó đã kế thừa rất nhiều những tính năng hiện đại của các ngôn ngữ khác. Thành kiến ở đây rất phổ biến, và chúng ta nên học cách để nhận ra điều đó. Như nội dung bài viết tuyệt vời này trên blog MailChimp từ năm 2010 nói rằng, nó không phải là công cụ, mà do cách bạn sử dụng nó như thế nào.

PHP cho phép nhanh chóng tạo nguyên mẫu của tất cả các loại ứng dụng, và có thể giúp bạn dựng lên chạy thử mà không tốn nhiều thời gian. Nó là một ngôn ngữ nhanh và mạnh mẽ, và thậm chí còn nhanh hơn cả Ruby on Rails và Python trong rất nhiều các ứng dụng web phức tạp, cùng với những lợi ích tăng thêm của các dự án nhưHHVM và Phalcon, hiệu suất của PHP là không có đối thủ trong các ngôn ngữ dynamic.

Bây giờ, trước khi bạn hùa theo đám đông và hét toáng lên là “chỉ cần sử dụng NodeJS, nó là tốt nhất!” hay “MailChimp sẽ tốt hơn bằng cách sử dụng NodeJS ngay từ đầu”, thì trước tiên bạn hãy xem xét sự hỗn loạn và phân mảnh của thế giới JavaScript hiện nay. Có tuổi đời trẻ hơn PHP, nhưng các framework của JS nhiều hơn – đó là một điểm mà nhiều kẻ ghét PHP thường đem ra chế diễu. Ngoài ra luôn có sự chênh lệch giữa các giải pháp khác nhau, và mỗi cái đều tuyên bố mình là “đơn giản hơn/ tốt hơn/ nhanh hơn để làm việc X”. Cộng đồng này là rất lớn, nhưng bị phân mảnh khủng khiếp. Điều này được thể hiện qua một tweet vui trên mạng xã hội Twitter như sau:

Trò chơi uống rượu phạt cho các nhà phát triển web:
(1) Bạn hãy nghĩ ra một danh từ
(2) Hãy tìm kiếm trên Google cụm từ “<tên danh từ đó>.js”
(3) Nếu có một thư viện với tên đó đã tồn tại – thì phạt uống một ly rượu
— Shay Friedman (@ironshay)

Ý định của tôi không phải là đi bôi nhọ những ngôn ngữ khác – những người khác có thể làm công việc đó tốt hơn rất nhiều trong việc phân tích nhược điểm của JS hơn tôi – điều mà tôi đang cố gắng chỉ ra đó là thực tế rằng ai cũng có thể soi mói vào những nhược điểm của bất kỳ ngôn ngữ nào. Cũng giống như trong cuộc sống vậy, nếu bạn chỉ tập trung vào những thứ tiêu cực thì bạn sẽ chẳng bao giờ có những trải nghiệm tốt cả – những nhược điểm của PHP đã được chăm sóc bởi các thư viện và framework, và trong khi người ta có thể lập luận rằng một “ngôn ngữ đích thực” thì không cần các bản vá lỗi hoặc sự giúp đỡ của các công ty lớn để làm việc, nhưng ai có thể đếm được chính xác những gì các thư viện và các gói Java, NPM hoặc PUB dùng để vá lỗi và cải tiến ngôn ngữ này, bổ sung thêm những chức năng còn thiếu để người ta có thể sử dụng.

Vì vậy hãy dừng ngay việc tập trung vào bàn về ngôn ngữ X dở như thế nào, mà hãy bắt đầu làm việc trên các dự án chứng tỏ tính ưu việt trong sự lựa chọn của chúng ta. Vâng, có những dự án ngoài kia làm giảm uy tín của nó – WordPress là một trong những dự án như vậy – nhưng nếu chúng ta kiên trì và xây dựng với những thứ tốt nhất, chúng ta có thể xua tan đi những tiếng xấu và bắt đầu xây dựng lại thế giới PHP mà chúng ta yêu quý.

Kết luận

PHP là một lựa chọn tuyệt vời cho các dự án mới bất kể sự phức tạp của chúng. Thế giới PHP đã phát triển với những bước đi thần tốc trong một vài năm gần đây, và một số tính năng mới mang tính cách mạng có thể đưa vào sử dụng ngay hôm nay (tham khảo các liên kết về HHVM và Phalcon ở trên). Theo tôi thì nó nên là công cụ chính trong hộp công cụ của bạn – việc thông thạo nhiều ngôn ngữ lập trình cũng mang lại hữu ích như bạn biết nhiều ngoại ngữ vậy – nhưng chắc chắn sẽ tốt hơn nếu bạn thật tinh thông về một ngôn ngữ. PHP cung cấp cho bạn khả năng đi từ ý tưởng, đến nguyên mẫu, tới sản phẩm trong thời gian rất ngắn – và đó không phải là điều mà nhiều ngôn ngữ làm được. Những tiến bộ gần đây như OpCache built-in và các máy ảo như HHVM đưa ngôn ngữ này đi xa hơn, cho phép bạn giảm đáng kể chi phí cloud hosting, và các trình giám sát hiệu năng như AppDynamics sẽ cho phép bạn sử dụng đến tận cùng giới hạn của nó.

Khi xem xét dự án tiếp theo của bạn – đừng hỏi bản thân “Ai ghét PHP?” hoặc “Mọi người sẽ nghĩ gì?”. Những câu hỏi này tạo ra sự vô nghĩa và bất an. Bạn nghĩ về bất cứ cái gì, chẳng hạn như MailChimp, hệ thống cung cấp sức mạnh để gửi hàng triệu email mỗi ngày, đã được xây dựng bằng PHP trước khi họ “sửa lại”? Thay vì đó, hãy tập trung làm tốt nhất công việc của mình và tạo ra sản phẩm có ích cho xã hội.

Nguồn: http://techmaster.vn/

PHP Upload file

Upload file là một vấn đề quan trọng và cần thiết khi lập trình web. Chúng ta cần tải hình ảnh lên hosting, tải file ….
Đoạn code nhỏ trong php sau đây cho phép bạn làm thực hiện điều đó thật đơn giản.

PHP Upload file
PHP Upload file

Cấu hình file “php.ini”

Đầu tiên, để chắc chắn PHP cho phép upload file, chúng ta cần kiểm tra trong file php.ini. Trong file php.ini tìm đến dòng file_uploads gán = On

file_uploads = On

Thiết kế trang html

<!DOCTYPE html>
<html>
<body>
<h1>PHP - Upload file demo <a href="http://tuanitpro.com">http://tuanitpro.com</a></h1>
<form action="upload2.php" method="post" enctype="multipart/form-data">
    Chọn file upload:
    <input type="file" name="fileToUpload" id="fileToUpload">
    <input type="submit" value="Tải lên" name="submit">
</form>
<hr/>

</body>
</html>

Có vài quy tắc bạn cần nhớ.

  • Form phải để phương thức POST
  • Bắt buộc phải có thuộc tính
    enctype="multipart/form-data"
  • action của form chỉ đến trang upload2.php, là trang chứa code PHP thực hiện phía server.

Code trang upload2.php

<?php

if(isset($_POST["submit"])) {
$target_dir = "uploads/";
$target_file = $target_dir . basename($_FILES["fileToUpload"]["name"]);
$uploadOk = 1;
$imageFileType = pathinfo($target_file,PATHINFO_EXTENSION);
	// Kiểm tra file upload lên có phải là ảnh không?

    $check = getimagesize($_FILES["fileToUpload"]["tmp_name"]);
    if($check !== false) {
        echo "File có định dạng - " . $check["mime"] . ".";
        $uploadOk = 1;
    } else {
        echo "Chỉ cho phép hình ảnh.";
        $uploadOk = 0;
    }
 
// Kiểm tra file tồn tại hay chưa?
if (file_exists($target_file)) {
    echo "File đã tồn tại.";
    $uploadOk = 0;
}
// Kiểm tra kích thước file 500000 byte
if ($_FILES["fileToUpload"]["size"] > 500000) {
    echo "File quá lớn.";
    $uploadOk = 0;
}
// Kiểm tra định dạng ảnh hợp lệ không?
if($imageFileType != "jpg" && $imageFileType != "png" && $imageFileType != "jpeg"
&& $imageFileType != "gif" ) {
    echo "Chỉ cho phép các định dạng sau: JPG, JPEG, PNG & GIF";
    $uploadOk = 0;
}
// Kiểm tra điều kiện trước khi upload?
if ($uploadOk == 0) {
    echo "Upload thất bại.";
// Nếu ok thì cho phép upload file
} else {
    if (move_uploaded_file($_FILES["fileToUpload"]["tmp_name"], $target_file)) {
        echo " File ".$target_dir. basename( $_FILES["fileToUpload"]["name"]). " upload thành công.";
        echo '<br/><img src="'.$target_dir. basename( $_FILES["fileToUpload"]["name"]).'" width="160" />';
    } else {
        echo "Upload file thất bại, vui lòng thử lại.";
    }
}
}
?>

Một số giải thích:

  • $target_dir = “uploads/” – thư mục chứa file tải lên. Nằm cùng cấp với upload2.php
  • $target_file đường dẫn tập tin được tải lên
  • $uploadOk=1 để kiểm tra dữ liệu trước khi upload
  • $imageFileType kiểm tra phần mở rộng của tập tin
  • Tiếp theo kiểm tra xem ảnh có thật hay bị giả mạo (vd: social.php => social.png)

Chúc các bạn thành công.