Chat GPT: Năm 2023, tôi có nên học ngành IT, lập trình viên không?

Nhân dịp ChatGPT đang hot rần rần trên các trang mạng xã hội, nên mình làm một bài phỏng vấn ngẫu hứng với nó về việc có nên học lập trình hay không? Khá là thú vị.

Năm 2023, tôi có nên học ngành IT, lập trình viên không?

Có thể, nếu bạn có nhu cầu và sở thích về công nghệ thông tin và lập trình, học ngành IT và trở thành lập trình viên có thể là một lựa chọn tốt. Thị trường công nghệ thông tin rất đầy hứng thú và có nhiều cơ hội việc làm tốt. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn đã tìm hiểu kỹ về lĩnh vực này và có năng lực phù hợp trước khi quyết định học ngành này.

Tôi nên chọn mảng nào, lập trình web, lập trình di dộng, hay big data, AI?

Tùy thuộc vào sở thích cá nhân, năng lực và mục tiêu cá nhân của bạn, mỗi mảng có thể có những ưu điểm riêng biệt.

  • Lập trình web: Nếu bạn thích xây dựng các trang web và ứng dụng trực tuyến, lập trình web có thể là một lựa chọn tốt cho bạn.
  • Lập trình di động: Nếu bạn quan tâm đến công nghệ di động và muốn xây dựng các ứng dụng cho các thiết bị di động, lập trình di động có thể là một lựa chọn phù hợp.
  • Big data và AI: Nếu bạn quan tâm đến các công nghệ liên quan đến lưu trữ và phân tích dữ liệu lớn, hoặc muốn xây dựng các hệ thống nhận dạng và trợ lý AI, thì mảng Big data và AI có thể là một lựa chọn tốt.

Khuyến cáo: Hãy tìm hiểu thêm về mỗi mảng và chắc chắn rằng bạn đã tìm hiểu đầy đủ về nó trước khi quyết định học.

Còn DevOps thì sao?

DevOps là một mảng liên quan đến quản lý và triển khai các dự án phần mềm. Nếu bạn thích làm việc trong môi trường đa nền tảng và muốn tìm hiểu về quá trình xây dựng và triển khai phần mềm, học DevOps có thể là một lựa chọn tốt.

DevOps yêu cầu một sự hiểu biết tốt về cả lập trình và quản trị hệ thống, vì vậy nếu bạn đã có kinh nghiệm trong một trong hai lĩnh vực này, học DevOps có thể là một bước tiếp theo hữu ích cho sự phát triển nghề nghiệp của bạn.

Tester có phải là một lựa chọn tốt để bắt đầu với ngành IT?

Tester là một vai trò quan trọng trong lĩnh vực phần mềm và có thể là một lựa chọn tốt để bắt đầu sự nghiệp trong IT, đặc biệt nếu bạn có khả năng tìm kiếm lỗi và thích làm việc với các hệ thống phần mềm.

Việc làm tester giúp bạn có cơ hội để tìm hiểu về quá trình phát triển phần mềm và các công nghệ mới, giúp bạn cải thiện khả năng phát hiện lỗi và tăng cường kinh nghiệm làm việc với các hệ thống phần mềm.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn phát triển nghề nghiệp trong IT, học lập trình hoặc các vai trò khác trong quá trình phát triển phần mềm cũng có thể là một lựa chọn tốt cho bạn.

Tôi nên bắt đầu với ngôn ngữ lập trình nào hot nhất hiện nay?

Không có ngôn ngữ lập trình “hot nhất” mà là phù hợp với nhu cầu của bạn. Tùy thuộc vào mục đích và niềm đam mê cho lập trình, một số ngôn ngữ lập trình phổ biến và được ưa chuộng hiện nay bao gồm:

  • Python: dễ học, đa dạng và phổ biến trong các lĩnh vực AI và machine learning.
  • Java: phổ biến trong lĩnh vực enterprise và các ứng dụng di động.
  • JavaScript: phổ biến trong lĩnh vực web development.
  • C++: lựa chọn tốt cho lập trình nền tảng và game development.
  • Swift: chuyên dùng cho lập trình iOS.

Lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp của bạn phụ thuộc vào mục đích và niềm đam mê của bạn, vì vậy hãy tìm hiểu kỹ hơn về các ngôn ngữ để tìm ra ngôn ngữ phù hợp nhất cho bạn.

C#, Go lang, React Native thì sao?

  • C#: là một ngôn ngữ lập trình phổ biến và mạnh mẽ, được sử dụng trong lập trình Windows và các dự án .NET.
  • Go: là một ngôn ngữ lập trình mới và nhanh, được sử dụng trong các dự án back-end và máy chủ.
  • React Native: là một framework cho phép bạn xây dựng ứng dụng di động cho cả iOS và Android sử dụng JavaScript và React.

Tất cả các ngôn ngữ và công nghệ này đều có thể là lựa chọn tốt cho việc bắt đầu trong lĩnh vực IT, tùy thuộc vào mục đích và niềm đam mê của bạn. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về các ngôn ngữ và công nghệ này để tìm ra lựa chọn phù hợp nhất cho bạn.

Tôi nên bắt đầu với Font-end hay Back-end?

Lựa chọn giữa việc bắt đầu với Front-end hay Back-end phụ thuộc vào sở thích và mục đích của bạn.

  • Front-end: nếu bạn thích giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng, bạn có thể muốn bắt đầu với Front-end. Bạn sẽ làm việc với HTML, CSS, JavaScript để xây dựng giao diện trang web hoặc ứng dụng.
  • Back-end: nếu bạn thích lập trình logic và xử lý dữ liệu, bạn có thể muốn bắt đầu với Back-end. Bạn sẽ làm việc với ngôn ngữ lập trình như Python, Java, Ruby hoặc Node.js để xây dựng hạ tầng dữ liệu và xử lý dữ liệu cho trang web hoặc ứng dụng.

Cả hai Front-end và Back-end đều quan trọng và cần nhau để xây dựng một trang web hoặc ứng dụng hoàn chỉnh. Bạn có thể tìm hiểu cả hai và chọn một trong hai để bắt đầu hoặc có thể học cả hai để nâng cao kiến thức của mình.

Tôi có cần chứng chỉ của AWS hay Microsoft Azure?

Chứng chỉ AWS hay Microsoft Azure có thể giúp bạn chứng minh kiến thức và kinh nghiệm của mình với các dịch vụ điện toán đám mây của AWS hoặc Microsoft Azure. Chứng chỉ cũng có thể giúp tăng cơ hội việc làm và tăng giá trị của bạn trong thị trường lao động.

Tuy nhiên, chứng chỉ không phải là một yêu cầu bắt buộc cho mọi vị trí trong ngành IT. Tùy thuộc vào mục đích của bạn, bạn có thể muốn xem xét các chứng chỉ liên quan đến lĩnh vực mà bạn quan tâm hoặc muốn theo đuổi. Nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia điện toán đám mây, chứng chỉ của AWS hoặc Microsoft Azure có thể là một lựa chọn tốt để bắt đầu.

Tôi cần bao nhiêu thời gian để có thể học xong một ngôn ngữ lập trình?

Thời gian cần thiết để học xong một ngôn ngữ lập trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tập trung, số lần tập trung mỗi tuần, số lượng thời gian mà bạn có thể dành cho học mỗi ngày và trình độ của bạn trong lập trình.

Tổng quát, nếu bạn tập trung học mỗi ngày và có thể dành ít nhất 4-6 giờ mỗi ngày cho việc học, bạn có thể học xong cơ bản của một ngôn ngữ lập trình trong vòng 3-6 tháng. Tuy nhiên, để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp, bạn cần phải tiếp tục học và áp dụng kiến thức của mình trong môi trường thực tế.

Mức lương cho người mới bắt đầu khoảng bao nhiêu?

Mức lương cho một người mới bắt đầu trong ngành IT phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại công việc, vị trí, kinh nghiệm, kỹ năng và địa điểm. Tuy nhiên, trung bình mức lương ban đầu cho một lập trình viên mới tại Việt Nam khoảng từ 8-15 triệu đồng một tháng, tùy thuộc vào các yếu tố trên.

Sách hay khoá học phù hợp?

Nếu bạn muốn học một ngôn ngữ lập trình hoặc kỹ năng IT mới, có thể tham khảo các tài liệu sau:

  1. Sách: Bạn có thể tìm kiếm các sách chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình hoặc kỹ năng IT mà bạn muốn học. Các sách học lập trình có thể giúp bạn cấu trúc lý thuyết và bài tập thực hành.
  2. Khoá học trực tuyến: Bạn có thể tham khảo các khoá học trực tuyến trên các trang web như Coursera, Udemy, LinkedIn Learning hoặc Edx. Đây là những nguồn tài liệu tốt để học về lập trình và các kỹ năng IT mới.

Lưu ý rằng, tùy vào mục đích học và mức độ kinh nghiệm của bạn, việc chọn sách hoặc khoá học phù hợp sẽ khác nhau.

Còn website nào khác không?

Có rất nhiều trang web khác có thể giúp bạn học về lập trình và các kỹ năng IT. Một số trang web phổ biến bao gồm:

  1. Codecademy: Trang web này cung cấp các bài học trực tuyến miễn phí cho các ngôn ngữ lập trình và các kỹ năng IT khác.
  2. W3Schools: Trang web này cung cấp các bài học miễn phí về HTML, CSS, JavaScript, và các ngôn ngữ lập trình web khác.
  3. FreeCodeCamp: Trang web này cung cấp các khóa học miễn phí cho các ngôn ngữ lập trình và các kỹ năng IT, bao gồm lập trình web, lập trình di động và big data.
  4. Khan Academy: Trang web này cung cấp các khóa học miễn phí về lập trình, toán học và các môn học khác.
  5. GitHub: Trang web này cung cấp các dự án mã nguồn mở, hỗ trợ cho việc học và chia sẻ kiến thức về lập trình.

Cảm ơn ChatGPT.

Không có gì, rất vui được giúp đỡ. Hãy hỏi tôi nếu còn câu hỏi gì nữa!

Using Serilog + Seq with Minimal API in NET 7

Nhân dịp Microsoft tung ra con hàng .NET 7, nên mình update lại cái project cũ lên .NET 7, sẵn configure lại Serilog cho nó đẩy data ra seq cho dễ đọc.

Sample sử dụng NET 7 với minial api, cũng khá là hay ho.

Đầu tiên dựng sẵn cái server seq log bằng Docker

docker run --name seqlogger -d -p 5341:5341 -p 5342:80 -e ACCEPT_EULA=Y datalust/seq

Tiếp theo tạo một ứng dụng net core đơn giản

donet new web -o AntCommerce.Module.Order

OK đã xong, cái app đơn giản.

Add thêm đồ chơi liên quan Serilog vào app

dotnet add package Serilog.AspNetCore
dotnet add package Serilog.Enrichers.Environment
dotnet add package Serilog.Exceptions
dotnet add package Serilog.Extensions.Logging
dotnet add package Serilog.Sinks.Seq

Chúng ta có 2 cách để bắt sử dụng Serilog. Cấu hình bằng code và appSettings.json

Sử dụng code. Edit trong file Program.cs

builder.Host.UseSerilog();
Log.Logger = new LoggerConfiguration()
                .MinimumLevel.Information()
                .Enrich.FromLogContext()
                .Enrich.WithExceptionDetails()
                .Enrich.WithMachineName()
                .WriteTo.Console()
                .WriteTo.Seq("http://localhost:5341", Serilog.Events.LogEventLevel.Information)
                .CreateLogger();

Sử dụng appSettings.json. Edit trong file Program.cs

builder.Host.UseSerilog((context, loggerConfig) 
    => loggerConfig.ReadFrom.Configuration(context.Configuration));

Thêm vào file appsettings.json

  "Serilog": {
    "MinimumLevel": {
      "Default": "Debug",
      "Override": {
        "Microsoft": "Information",
        "System": "Information",
        "Microsoft.EntityFrameworkCore.Database.Command": "Information"
      }
    },
    "WriteTo": [
      {
        "Name": "Console"
      },
      {
        "Name": "Seq",
        "Application": "Order API",
        "Args": { "serverUrl": "http://localhost:5341" }
        }
    ],
    "Enrich": [  
      "FromLogContext",
      "WithMachineName",
      "WithProcessId",
      "WithThreadId",
      "WithMachineEnvironmentName",
      "WithExceptionDetails"
    ],
    "Properties": {
      "Application": "Order API"
    }
  }

Bắt đầu sử dụng

Tận hưởng thành quả

Chúc các bạn vui vẻ, happy coding.

Source code: https://github.com/tuanitpro/AntCommerce

[.NET] Sử dụng Papercut-SMTP để test email trong khi develop

Trong quá trình phát triển phần mềm sẽ có rất nhiều tasks liên quan đến việc bạn phải gửi một email ra ngoài. Ví dụ: đang ký tài khoản cần gửi email để kích hoạt, hay khách hàng đặt hàng trên website của bạn.

Bạn có thể test thử quá trình này bằng cách gửi vào email của bạn, hoặc email được thiết lập trước… Tuy nhiên trong quá trình develop, rất có thể gửi nhầm vào email khách hàng, hoặc tốn thời gian setup mail server để test.

https://github.com/ChangemakerStudios/Papercut-SMTP

Papercut-SMTP tool cho phép bạn giả lập email server ngay tại máy của mình, để test xem có nhận được email hay chưa, email có đúng nội dung hay không.

Cách sử dụng khá đơn giản. Chỉ cần cấu hình trong app.config hoặc web.config

Khi bạn sử dụng SMTP trong .NET để gửi email, Papercut-SMTP sẽ đọc được nội dung đó để kiểm tra.

Chúc các bạn thành công.

C# Làm sao thoát khỏi if / switch case quá nhiều?

Câu lệnh điều kiện if hay switch case là thường gặp trong lập trinh. Tuy nhiên khi mà if quá nhiều trong một block code, hay switch case quá nhiều thì nó sẽ gây phức tạp và dễ xảy ra bug. Cũng như khó khăn khi viết Unit Tests. Clean code khuyên rằng không nên dùng quá 4 câu lệnh if trong 1 block code.
Vậy đâu là giải pháp để tránh vấn đề này. Trong .NET có hỗ trợ một kiểu dữ liệu đó là Dictionary. Bạn sẽ gặp đâu đó nói rằng Dictionary còn phức tạp hơn, khó tiếp cận hơn if condition nữa. Điều đó là đúng, tuy nhiên qua các ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn thấy dễ dàng làm chủ Dictionary hơn, và tránh phải if else, hay switch case quá nhiều.

Vậy Dictionary là gì?

Dictionary is a data structure for storing a group of objects. Objects are stored as key/value pairs collection which is useful and generic in different object oriented programming languages.

Dictionary can be used for mappings, in-memory cache, tables etc.

Dictionary’s key and value are generic types. In this way delegates can be set as key or value.

Hiểu đơn giản, Dictionary trong C# là một Collections lưu trữ dữ liệu dưới dạng cặp Key – Value. Key đại diện cho 1 khoá giống như chỉ số phần tử của mảng và Value chính là giá trị tương ứng của khoá đó. Ta sẽ dử dụng Key để truy cập đến Value tương ứng.

Chúng ta có bài toán cho phép ứng dụng có thể kết nối đến nhiều loại data source khác nhau. MySql, SqlServer, MongoDb, Redis, Xml…

ConnectionDataHelper.cs

public class ConnectionDataHelper
    {
        public static void ConnectToMySql()
        {
            Console.WriteLine("Connect to MySql");
        }

        public static void ConnectToSqlServer()
        {
            Console.WriteLine("Connect to Sql Server");
        }

        public static void ConnectToMongoDb()
        {
            Console.WriteLine("Connect to MongdoDb");
        }

        public static void ConnectToRedis()
        {
            Console.WriteLine("Connect to Redis");
        }

        public static void ConnectToXml()
        {
            Console.WriteLine("Connect to Xml");
        }
    }

Ví dụ dùng if else.

    
internal class Program
    {
        private static void Main(string[] args)
        {
            DataSource dataSource = DataSource.MySql;
            Console.WriteLine("Connection to DB Source: " + dataSource.ToString());
            if (dataSource == DataSource.MySql)
            {
                ConnectionDataHelper.ConnectToMySql();
            }
            else if (dataSource == DataSource.SqlServer)
            {
                ConnectionDataHelper.ConnectToSqlServer();
            }
            else if (dataSource == DataSource.MongoDb)
            {
                ConnectionDataHelper.ConnectToMongoDb();
            }
            else if (dataSource == DataSource.Redis)
            {
                ConnectionDataHelper.ConnectToRedis();
            }
            else if (dataSource == DataSource.Xml)
            {
                ConnectionDataHelper.ConnectToXml();
            }

            Console.ReadKey();
        }

        private enum DataSource
        {
            MySql,
            SqlServer,
            MongoDb,
            Redis,
            Xml
        }
    }

Cách viết switch case dễ đọc hơn một chút, nhưng vẫn còn dài

internal class Program
    {
        private static void Main(string[] args)
        {
            DataSource dataSource = DataSource.MySql;
            Console.WriteLine("Connection to DB Source: " + dataSource.ToString());
            switch (dataSource)
            {
                case DataSource.MySql:
                    ConnectionDataHelper.ConnectToMySql();
                    break;

                case DataSource.SqlServer:
                    ConnectionDataHelper.ConnectToSqlServer();
                    break;

                case DataSource.MongoDb:
                    ConnectionDataHelper.ConnectToMongoDb();
                    break;

                case DataSource.Redis:
                    ConnectionDataHelper.ConnectToRedis();
                    break;

                case DataSource.Xml:
                    ConnectionDataHelper.ConnectToXml();
                    break;
            }

            Console.ReadKey();
        }

        private enum DataSource
        {
            MySql,
            SqlServer,
            MongoDb,
            Redis,
            Xml
        }
    }

Bây giờ chúng ta thử chuyển sang sử dụng Dictionary.

internal class Program
    {
        private static void Main(string[] args)
        {
            var actionMap = new Dictionary()
            {
                {DataSource.MySql, ConnectionDataHelper.ConnectToMySql},
                {DataSource.SqlServer, ConnectionDataHelper.ConnectToSqlServer},
                {DataSource.MongoDb, ConnectionDataHelper.ConnectToMongoDb},
                {DataSource.Redis, ConnectionDataHelper.ConnectToRedis},
                {DataSource.Xml, ConnectionDataHelper.ConnectToXml},
            };
            DataSource dataSource = DataSource.SqlServer;
            Console.WriteLine("Connection to DB Source: " + dataSource.ToString());
            if (actionMap.ContainsKey(dataSource))
            {
                actionMap[dataSource]();
            }

            Console.ReadKey();
        }

        private enum DataSource
        {
            MySql,
            SqlServer,
            MongoDb,
            Redis,
            Xml
        }
    }

Rõ ràng code đã ngắn gọn hơn rất nhiều. Tất nhiên thực tế các function của chúng ta sẽ phức tạp hơn một chút, có input, output. Bây giờ sửa lại ConnectionDataHelper để nhận vào một connectionString, và return về một trạng thái true/false. IsConnected.

ConnectionDataHelper.cs

    public class ConnectionDataHelper
    {
        public static bool ConnectToMySql(string connectionString)
        {
            Console.WriteLine("Connect to MySql: " + connectionString);
            return true;
        }

        public static bool ConnectToSqlServer(string connectionString)
        {
            Console.WriteLine("Connect to Sql Server: " + connectionString);
            return true;
        }

        public static bool ConnectToMongoDb(string connectionString)
        {
            Console.WriteLine("Connect to MongdoDb: " + connectionString);
            return true;
        }

        public static bool ConnectToRedis(string connectionString)
        {
            Console.WriteLine("Connect to Redis: " + connectionString);
            return true;
        }

        public static bool ConnectToXml(string connectionString)
        {
            Console.WriteLine("Connect to Xml: " + connectionString);
            return true;
        }
    }
internal class Program
    {
        private static void Main(string[] args)
        {
            var actionMap = new Dictionary>()
            {
                {DataSource.MySql, ConnectionDataHelper.ConnectToMySql},
                {DataSource.SqlServer, ConnectionDataHelper.ConnectToSqlServer},
                {DataSource.MongoDb, ConnectionDataHelper.ConnectToMongoDb},
                {DataSource.Redis, ConnectionDataHelper.ConnectToRedis},
                {DataSource.Xml, ConnectionDataHelper.ConnectToXml},
            };
            DataSource dataSource = DataSource.SqlServer;
            Console.WriteLine("Connection to DB Source: " + dataSource.ToString());
            var connectionString = "DataSource=; UserId=; Password=";
            bool isConnected = false;
            if (actionMap.ContainsKey(dataSource))
            {
                isConnected = actionMap[dataSource](connectionString);
            }
            Console.WriteLine("Is Connected" + isConnected);
            Console.ReadKey();
        }

        private enum DataSource
        {
            MySql,
            SqlServer,
            MongoDb,
            Redis,
            Xml
        }
    }

Kết quả:

Chúc các bạn thành công.

Powershell scripts for MSSQL or MongoDB backup

Trong thế giới nguy hiểm hiện nay của tin tặc và hacker rình rập ngày đêm, thì việc bảo vệ thành quả, sản phẩm của bạn hết sức quan trọng.

Một số cách thức phá hoại tiêu biểu

  • Xóa sạch database của bạn, để lại thông tin email/bitcoin address đòi chuộc
  • Encrypt toàn bộ data trên server của bạn và để lại thông tin email/bitcoin address đòi chuộc

Chính việc này dẫn đến nhu cầu backup nhanh chóng và kịp thời, đồng thời phải tự động hóa quá trình này.

Script Powershell dưới đây chia sẻ cách Backup database trên Server của bạn, đồng thời đẩy lên gitlab.com để lưu trữ, sau đó thông báo cho bạn kết quả thực hiện.

Bước 1: Tạo script Backup MongoDB/MSSQL

# Xóa backup cũ
Remove-Item -LiteralPath Folder_Path_Backup_MongoDB -recurse -force
# Thực hiện backup & nén file
mongodump -d MongoDB_Name -o Folder_Path_Backup_MongoDB 
$date = Get-Date -Format "yyyyMMddHHmm"
Compress-Archive -Path Folder_Path_Backup_MongoDB\MongoDB_Name\* -DestinationPath Folder_Path_Backup_MongoDB\MongoDB_Name_$date.zip  -force  
# Commit lên gitlab. Folder chứa backup phải setup git trước
CD Folder_Path_Backup_MongoDB 
git add *; 
git commit -m 'Backup Database MongoDB'; 
git push -q origin master
# Gửi noti lên bot
wget https://bot.tuanitpro.com/api/v1/send?text=Backup_MongoDB%20successfully -UseBasicParsing

Script backup SQL Server

Remove-Item -LiteralPath Folder_Path_Backup_MSSQL -recurse -force
New-Item -ItemType "directory" -Path "Folder_Path_Backup_MSSQL"
$date = Get-Date -Format "yyyyMMddHHmm"
Backup-SqlDatabase -ServerInstance ".\SQLEXPRESS" -Database "DB_Name" -BackupFile "Folder_Path_Backup_MSSQL\DB_Name_$date.bak"

CD "Folder_Path_Backup_MSSQL"
git add *; 
git commit -m 'Backup Database MSSQL'; 
git push -q origin master

wget https://bot.tuanitpro.com/api/v1/send?text=Backup_MSSQL%20successfully -UseBasicParsing

Lưu script lại để dùng cho mục đích chạy auto.
Bước 2: Thêm vào Task Scheduler của Windows để thực hiện chạy mỗi ngày.

-ExecutionPolicy Bypass C:\data\backup-mongodb.ps1

Chúc các bạn thành công.

Cấu hình Jenkins Reverse Proxy cho IIS

Bước 1: Cài đặt IIS, thêm sites mới cho Jenkins.

Bước 2: Cài đặt URL Rewrite và IIS ARR

Bước 3: Chọn Application Request Routing Cache -> Server Proxy Settings

Bước 4: Cấu hình IIS site jenkins theo domain

Bước 5: Thêm file web.config vào folder chứa jenkins

Bước 6: Copy nội dung web.config dưới đây vào file của bạn, thay nội dung domain thành của bạn

<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?>
<configuration>
<system.webServer>
<rewrite>
<outboundRules>
<rule name="ReverseProxyOutboundRule1" preCondition="ResponseIsHtml1" enabled="true">
<match filterByTags="A, Form, Img" pattern="^http(s)?://localhost:80/(.*)" />
<action type="Rewrite" value="http{R:1}://jenkins.tuanitpro.com/{R:2}" />
</rule>
<rule name="RestorageAccessEncoding" preCondition="RestorageAccessEncoding" enabled="true">
<match serverVariable="HTTP_ACCEPT_ENCODING" pattern="^(.*)" />
<action type="Rewrite" value="{HTTP_X_ORIGINAL_ACCEPT_ENCODING}" />
</rule>
<preConditions>
<preCondition name="ResponseIsHtml1">
<add input="{RESPONSE_CONTENT_TYPE}" pattern="^text/html" />
</preCondition>
<preCondition name="RestorageAccessEncoding">
<add input="{HTTP_X_ORIGINAL_ACCEPT_ENCODING}" pattern=".+" />
</preCondition>
</preConditions>
</outboundRules>
<rules>
<rule name="ReverseProxyInboundRule1" enabled="true" stopProcessing="true">
<match url="(.*)" />
<action type="Rewrite" url="http://localhost:80/{R:1}" />
<serverVariables>
<set name="HTTP_X_ORIGINAL_ACCEPT_ENCODING" value="{HTTP_ACCEPT_ENCONDING}" />
<set name="HTTP_ACCEPT_ENCODING" />

<set name="HTTP_FORWARDED" value="for={REMOTE_ADDR};by={LOCAL_ADDR};host=&quot;{HTTP_HOST}&quot;;proto=&quot;https&quot;" />
</serverVariables>

</rule>
</rules>
</rewrite>
<urlCompression doStaticCompression="false" />
</system.webServer>
</configuration>

Nguồn tham khảo:

– https://wiki.jenkins.io/display/JENKINS/Running+Jenkins+behind+IIS

– https://rlevchenko.com/2018/12/27/using-iis-as-a-reverse-proxy-for-jenkins/

Jenkins là gì? Cách cài đặt Jenkins trên Windows

Jenkins là gì?

Jenkins là một opensource dùng để thực hiện chức năng tích hợp liên tục (gọi là CI – Continuous Integration) và xây dựng các tác vụ tự động hóa. Nó tích hợp các source code của các members trong team lại nhanh chóng một cách liên tục, theo dõi sự thực thi và trạng thái thông qua các bước kiểm thử (Integration testunits test). Tất nhiên là nhằm giúp sản phẩm chạy ổn định.

CI/CD với jenkins
Các hệ thống tích hợp liên tục (CI) là một phần quan trọng của bất kỳ nhóm Agile nào vì chúng giúp thực thi các lý tưởng phát triển Agile.
Đây là một công cụ xây dựng liên tục, cho phép các nhóm tập trung vào công việc của họ bằng cách tự động hóa quá trình xây dựng, quản lý nhân tạo và quy trình triển khai.
Chức năng và tính linh hoạt cốt lõi của Jenkins cho phép nó phù hợp với nhiều môi trường khác nhau và có thể giúp hợp lý hóa quy trình phát triển cho tất cả các bên liên quan.

CI là gì? CD là gì?

Credit: Dzone

CI là viết tắt của Continuous Integration

Là tích hợp liên tục, nhằm liên tục tích hợp các source code của các thành viên trong team lại một cách nhanh chóng. Giúp kiểm soát được tình hình phát triển thông qua các bước kiểm thử unit tests, Integration tests.

CI Workflow

Chu trình làm việc

  1. Bước đầu tiên, các thành viên trong team dev sẽ bắt đầu pull code mới nhất từ repo về branch để thực hiện các yêu cầu chức năng nhất định.
  2. Tiếp đó là quá trình lập trình và test code để đảm bảo chất lượng của chức năng cũng như toàn bộ source code.
  3. Thành viên code xong thì sẵn sàng cho việc commit vào branch develop của team.
  4. Thành viên cập nhật code mới từ repo về local repo
  5. Merge code và giải quyết conflict.
  6. Build và đảm bảo code pass qua các tests dưới local.
  7. Commit code lên repo
  8. Máy chủ CI lắng nghe các thay đổi code từ repository và có thể tự động build/test, sau đó đưa ra các thông báo (pass/failure) cho các thành viên.

CD là viết tắt của Continuous Delivery

Continuous Delivery là chuyển giao liên tục, là 1 tập hợp các kỹ thuật để triển khai tích hợp souce code trên môi trường staging ( một môi trường rất giống với môi trường production). Với cách này ta có thể đảm bảo source code được review, kiểm thử một cách tỉ mỉ trước khi deploy lên môi trường production.

Jenkins Workflow

Cài đặt Jenkins trên Windows 10 / Windows Server

Download bản cài đặt cho windows tại địa chỉ: https://www.jenkins.io/download/

Mặc định Jenkins sẽ chạy ở địa chỉ localhost:8080. Bạn có thể thay đổi lại PORT trong file jenkins.xml để an toàn hoặc riêng tư hơn.

Chờ quá trình cài đặt Plugins hoàn tất là xong. Mặc định Jenkins chỉ truy cập được từ internal. Để có thể truy cập Jenkins từ ngoài mạng internet, ví dụ https://jenkins.tuanitpro.com/ chúng ta cần cấu hình Reverse Proxy cho IIS.

 

Phần mềm ERP là gì?

Là nhà quản trị, chắc hẳn bạn luôn quan tâm tới những giải pháp công nghệ hữu ích cho quản lý và điều hành doanh nghiệp. ERP là một mô hình phần mềm ra đời với mục đích như vậy. Tuy nhiên, trải qua thời gian và chịu ảnh hưởng bởi làn sóng công nghệ 4.0, phần mềm ERP không còn chiếm thế độc quyền được nữa.

1. Phần mềm ERP là gì?

 

ERP (viết đầy đủ là Enterprise Resource Planning) nghĩa là hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp.

 

Phần mềm ERP hiểu đơn giản là một mô hình công nghệ all-in-one, tích hợp nhiều ứng dụng khác nhau thành các module của một gói phần mềm duy nhất, giúp tự động hoá từ A đến Z các hoạt động liên quan tới tài nguyên của doanh nghiệp. Mục đích của phần mềm ERP là tạo ra một hệ thống dữ liệu tự động hợp nhất và xuyên suốt qua các phòng ban và khâu hoạt động như quản lý mua hàng, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự,…

 

erp-la-gi-01

Mô hình cấu trúc của ERP với các phân hệ chính (Nguồn ảnh: www.fast.com.vn)

 

Một hệ thống ERP đầy đủ sẽ bao gồm các phân hệ sau:

 

  • Kế toán tài chính (Finance)
  • Lập kế hoạch và quản lý sản xuất (Production Planning and Control)
  • Quản lý mua hàng (Purchase Control)
  • Quản lý bán hàng và phân phối (Sales and Distribution)
  • Quản lý dự án (Project Management)
  • Quản lý nhân sự (Human Resource Management)
  • Quản lý dịch vụ (Service Management)
  • Quản lý hàng tồn kho (Stock Control)
  • Báo cáo thuế (Tax Reports)
  • Báo cáo quản trị (Management Reporting)

 

Một số phần mềm ERP hiện đại còn có thêm các giải pháp liên kết các module cố định với thiết bị hỗ trợ như điện thoại di động, thiết bị quét mã vạch, máy tính cầm tay,…

 

2. Đặc trưng của phần mềm ERP

 

Để phân biệt với các giải pháp quản trị doanh nghiệp khác, phần mềm ERP có 4 đặc điểm chính sau:

 

1. ERP là một hệ thống quản trị sản xuất kinh doanh hợp nhất. Mọi thành viên doanh nghiệp (từ nhà quản lý tới nhân viên), mọi công đoạn và phòng ban chức năng xâu chuỗi thành một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có trật tự.

 

2. ERP là một hệ thống phần mềm hỗ trợ chứ không phải dây chuyền sản xuất tự động thay thế sức người.

 

3. ERP là một hệ thống quản lý hoạt động theo quy tắc và kế hoạch rõ ràng. Các nhân viên với nhiệm vụ cụ thể cần được xác định từ trước cùng với quy định nhất quán, chặt chẽ; kế hoạch sản xuất kinh doanh phải được lập ra theo định kỳ tuần, tháng, năm.

 

4. ERP là hệ thống liên kết giữa các phòng ban trong công ty để chúng cùng làm việc, trao đổi, cộng tác qua lại với nhau chứ không phải mỗi phòng ban là một cát cứ hoạt động riêng lẻ.

 

3. Lợi ích của ERP đối với doanh nghiệp

 

Bởi lẽ tất cả quy trình làm việc đều được thực hiện trên ERP, nên doanh nghiệp có một cơ sở dữ liệu tập trung duy nhất. Đó là tiền đề đầu tiên cho việc “data mining” – phân tích các dữ liệu theo nhiều góc khác nhau nhằm trợ giúp đưa ra quyết định kinh doanh.

 

ERP giúp kiểm soát thông tin tài chính

 

Thông thường, thông tin tài chính sẽ phải tập hợp số liệu từ nhiều bộ phận khác nhau nên chắc chắn có độ chênh lệch nhất định. Khi sử dụng giải pháp ERP, mọi thứ liên quan đến tài chính được tổng hợp lại ở một nơi – một phiên bản duy nhất xuyên suốt tất cả các phòng ban, cơ sở. Khi một con số được thay đổi, tất cả thông tin liên quan đều được tự động tính toán và hiển thị lại cho trùng khớp, giúp hạn chế tiêu cực trong tài chính doanh nghiệp.

 

Cũng nhờ sự hỗ trợ của phần mềm quản lý, các doanh nghiệp lớn và phức tạp không cần phải đợi đến cuối tháng hoặc cuối quý mới có thể tổng hợp số liệu nữa. Bất cứ khi nào muốn có một báo cáo tài chính chính xác và kịp thời cho lãnh đạo, chỉ cần nhìn vào những con số sau cùng của dòng dữ liệu trên ERP.

 

ERP giúp tăng tốc độ dòng công việc

 

Doanh nghiệp càng lớn thì quy trình làm việc càng nhiều bước, nhiều khâu giống như một mạng lưới phức tạp. Tốc độ dòng công việc phụ thuộc vào hai yếu tố chính: có xác định được đúng nơi cần chuyển dữ liệu đến không, và trong  quá trình chuyển giao đó có gặp phải chướng ngại vật gì.

 

Rõ ràng việc chuyển chứng từ bằng giấy tới tay một nhân viên xác định không thể sánh bằng tốc độ của chứng từ điện tử. Hay trong việc vận chuyển hàng hoá từ kho bãi tới các cơ sở kinh doanh, một quyết định được đồng bộ lên hệ thống ERP sẽ tới được tay người thủ kho rất nhanh chóng. Bằng cách giải quyết các “nút cổ chai” và rút gọn khoảng cách địa lý, phần mềm ERP giúp tăng tốc độ dòng công việc trong doanh nghiệp.

ERP giúp hạn chế sai sót khi nhiều người cùng nhập một dữ liệu

 

Trên thực tế, nhiều khi doanh nghiệp gặp rắc rối bởi nhầm lẫn dữ liệu khi đi qua các bộ phận làm việc khác nhau. Chẳng hạn, con số viết tay “14” thùng hàng rất dễ nhầm thành “19”, hay lỗi gõ Word biến khách hàng ” Phạm Quỳnh” thành khách hàng “Phạm Quyên”. Những sai lầm như vậy ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ làm việc của cả quy trình, làm xấu đi hình ảnh doanh nghiệp, suy giảm tính minh bạch, hơn nữa còn gây mất đoàn kết nội bộ nhân viên.

 

Với ERP, dữ liệu chỉ cần được nhập một lần duy nhất bởi người đầu tiên rồi được lưu trữ nguyên vẹn trên hệ thống. Bất cứ nhân viên nào khác trong doanh nghiệp đều tiếp cận tới dữ liệu gốc này chứ không phải một bản copy “tam sao thất bản”.

ERP giúp dễ dàng kiểm soát quá trình làm việc của nhân viên

 

Một cơ sở dữ liệu tập trung và các quy trình nghiệp vụ được sắp xếp thành dòng cố định sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng áp dụng các cơ chế kiểm soát nội bộ. Chức năng Audit track (tìm vết) của phần mềm ERP cho phép nhanh chóng tìm ra nguồn gốc những bút toán cần kiểm tra cũng như những nhân viên liên quan đến bút toán đó.

 

Việc giám sát từng khâu làm việc của nhân viên cũng được tối ưu. Nhà quản lý chỉ cần ở một nơi, mở giao diện hợp nhất của ERP ra là có thể nắm trong tay tất cả kết quả làm việc của tất cả nhân viên, từ những con số nhỏ nhất như trong buổi sáng nay nhân viên đó đã bán các sản phẩm nào và đem về doanh thu bao nhiêu.

 

Một số phần mềm ERP còn có tính năng tự động phân tích cơ sở dữ liệu để gán nhân viên vào nhiệm vụ phù hợp với thế mạnh của họ, nhà quản lý không phải mất nhiều thời gian cho công đoạn này.

 

ERP giúp tạo ra mạng xã hội nội bộ trong doanh nghiệp

 

Phần mềm ERP thường tích hợp tính năng liên lạc nội bộ giữa các người dùng thuộc cùng một hệ thống. Đó là việc chat riêng tư hoặc cập nhật trạng thái cá nhân giống như cơ chế hoạt động của một mạng xã hội nội bộ thực thụ.

 

erp-la-gi-02

ERP tạo ra một mạng xã hội nội bộ trong doanh nghiệp

 

4. Hạn chế của phần mềm ERP

 

Tuy mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng có rất nhiều ý kiến cho rằng giải pháp ERP đã lỗi thời trong kỷ nguyên 4.0 – khi công nghệ đang cải tiến liên tục và hướng tới sự nhỏ gọn, chuyên biệt hoá từng bộ phận.

 

ERP đòi hỏi chi phí sử dụng lớn nhưng không đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp

 

ERP không cho phép tách lẻ từng ứng dụng phục vụ các công đoạn làm việc khác nhau của doanh nghiệp mà cố định trong một gói tổng hợp với chi phí rất lớn (ít nhất là 30.000 $ – dựa trên báo giá của các nhà cung cấp). Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp lại không cần thiết sử dụng tất cả các phân hệ trong đó, khiến cho việc mua cả gói ERP mà không dùng hết bị lãng phí nghiêm trọng. Chưa kể tới những ứng dụng thừa đó không thể xoá đi mà vẫn tồn tại cồng kềnh ở đó.

 

Lại có một số doanh nghiệp cần dùng thêm các phần mềm đặc thù khác để đảm bảo hoạt động trơn tru. Khi đó, vấn đề lớn nhất là làm sao để ERP tích hợp tốt với các giải pháp bên ngoài này, từ việc trao đổi dữ liệu cho đến quy trình làm việc. Tất nhiên, việc này không hề dễ dàng, vì ERP gần như được lập trình cố định.

 

Như vậy, về cấu trúc phần mềm, ERP bị cồng kềnh và cứng nhắc so với đa số doanh nghiệp. Lại thêm mức chi phí sử dụng đắt đỏ, doanh nghiệp cần thực sự thận trọng khi quyết định sử dụng ERP hay không.

ERP đòi hỏi tốc độ triển khai chậm chạp, mất nhiều công sức

 

Việc triển khai một giải pháp công nghệ phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ làm việc của bên cung cấp phần mềm và tốc độ làm quen với phương thức làm việc mới của doanh nghiệp. Đáng tiếc là với ERP, cả hai yếu tố này đều tiêu tốn nhiều thời gian và công sức.

 

Trước hết là việc tích hợp đầy đủ hệ thống cồng kềnh của ERP vào doanh nghiệp. Công đoạn này yêu cầu phải trang bị máy chủ trung tâm dữ liệu và cơ sở hạ tầng mạng tới tất cả “ngõ ngách” nhỏ nhất của doanh nghiệp. Vấn đề bảo mật, yêu cầu sao lưu và khôi phục dữ liệu cũng phải tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo ổn định vận hành cho toàn hệ thống. Về việc nhân viên trong doanh nghiệp sẽ sử dụng ERP như thế nào, có nhiều ý kiến trái chiều, trong đó nổi bật lên là sự lo ngại về việc phải ngay lập tức thay đổi cách vận hành của cả một bộ máy doanh nghiệp.

 

ERP gây gia tăng rủi ro trong quá trình sản xuất, kinh doanh

 

Việc đơn giản hoá dòng dữ liệu trên một hệ thống duy nhất sẽ rất thuận lợi khi ERP hoạt động trơn tru. Tuy nhiên, chỉ cần phát sinh một vấn đề trong khâu bất kỳ, một công đoạn làm việc sẽ bị tắc nghẽn, kéo theo sự đình trệ của toàn bộ quy trình phía sau. Cũng phải hiểu rằng việc triển khai ERP không chỉ ảnh hưởng đến một phần nhất định của doanh nghiệp mà là tất cả các bộ phận, hoạt động. Nhà quản trị doanh nghiệp không được phép liều mình với ERP, bởi cái giá phải trả nếu giải pháp này không phù hợp là quá lớn: doanh nghiệp bị “chết” trong suốt quãng thời gian dài.

 

ERP rất khó nâng cấp khi doanh nghiệp cần thay đổi

 

Các nhà cung cấp giải pháp ERP phải đáp ứng yêu cầu của nhiều nhóm với các nhu cầu, quy trình và mục tiêu rất khác nhau. Kết quả là, hầu hết các giải pháp ERP đều chỉ có thế mạnh trong một lĩnh vực – như tài chính – và yếu hơn nhiều ở những phân hệ khác. Một vấn đề nữa là doanh nghiệp luôn mong muốn được cải tiến công nghệ để thức thời hơn trong kỷ nguyên 4.0. Giải pháp ERP gặp phải bất lợi lúc này, khi mà nếu muốn thay đổi dù chỉ một tính năng, doanh nghiệp sẽ phải tạm ngưng hoạt động và đưa cả hệ thống ERP cồng kềnh ra để lập trình lại.

 

Trong khi có, các nhà cung cấp phần mềm chuyên biệt lại không ngừng cải tiến và đưa ra phiên bản nâng cấp miễn phí cho khách hàng đang sử dụng. Họ cũng sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ 24/7, chứ không phải như với ERP – doanh nghiệp mua một hệ thống về và phải tự tìm cách xoay sở với nó.

 

5. Mô hình quản lý bằng ERP phù hợp với doanh nghiệp như thế nào?

 

Doanh nghiệp có thể cân nhắc giải pháp phần mềm ERP khi nhìn nhận chính xác mình đã ở một trong 3 tình huống sau:

 

  1. Doanh nghiệp thường xuyên xảy ra sai sót trong quá trình nhập / xuất và chuyển dữ liệu, ví dụ như chênh lệch số lượng hàng hoá tồn kho, nhầm lẫn giao hàng cho khác, chồng chéo thông tin hoá đơn,… hoặc ngày càng nhiều khách hàng trung thành than phiền về chất lượng sản phẩm / dịch vụ.
  2. Doanh nghiệp bắt đầu tăng nhanh về khối lượng giao dịch kinh doanh, có dự định mở rộng quy mô và  muốn phòng tránh rủi ro phát sinh.
  3. Doanh nghiệp hiện đang phải làm việc với bộ máy quản lý cồng kềnh, hiệu quả kém; muốn thực hiện tái cấu trúc tổng thể.

 

Doanh nghiệp phải có sẵn nguồn kinh phí lớn, nhằm phục vụ triển khai phần mềm và vẫn duy trì trả lương cho công nhân viên đều đặn. Một tiêu chí nữa doanh nghiệp cần đáp ứng là sự đồng lòng ủng hộ của nhân viên và / hoặc một chiến lược truyền thông nội bộ hiệu quả.

 

6. Một vài doanh nghiệp cung cấp phần mềm ERP ở Việt Nam

 

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã đủ khả năng tự thiết kế những phần mềm ERP “thuần Việt” như BRAVO, ERPViet, Amis.vn, MyERP,…

 

Một trong những thế mạnh hiển nhiên của các phần mềm ERP trong nước là có quy trình xử lý tài chính – kế toán tuân thủ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành, cũng như cập nhật kịp thời và nhanh chóng những thay đổi liên tục của các thông tư, quyết định, hướng dẫn,… trong nước.

 

7. Về các phần mềm chuyên biệt – giải pháp thay thế của ERP

 

Khi giải pháp ERP trở nên lỗi thời trước những bước tiến vượt bậc của công nghệ, những phần mềm chuyên biệt cho từng lĩnh vực trong doanh nghiệp đã nhanh chóng thay thế và chiếm lĩnh thị trường. Chúng tiết kiệm chi phí, nhỏ gọn, tân tiến và linh hoạt hơn  ERP rất nhiều khi áp dụng vào thực tế vận hành doanh nghiệp.

 

Rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp thay thế này. Thay vì tiêu tốn nguồn chi phí khổng lồ cho một hệ thống cồng kềnh vừa thừa vừa thiếu, doanh nghiệp chỉ lựa chọn sử dụng những phần mềm chuyên biệt mà họ thực sự cần.  Những phần mềm này được thiết kế ra để phục vụ một và chỉ một nghiệp vụ nhất định, nên chúng sở hữu nhiều tính năng chuyên sâu và hỗ trợ hiệu quả. Đặc biệt, mua một bộ các phần mềm chuyên biệt vẫn rẻ hơn nhiều so với một hệ thống ERP.

 

Nếu như ERP đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian để set up và chạy thử, thì các phần mềm chuyên biệt lại chỉ mất từ 1-2 ngày là doanh nghiệp đã sở hữu bộ dữ liệu hoàn chỉnh và nhân viên đã có thể sử dụng thành thạo rồi. Song song với việc tiến hành set up một phần mềm, các phòng ban / bộ phận khác vẫn hoạt động hiệu quả bình thường. Theo đó, doanh nghiệp có thể lần lượt triển khai từng phần mềm để không làm gián đoạn tiến độ vận hành chung của doanh nghiệp.

Nguồn: https://base.vn

MongoDB shell command common

Add new field to every document in a MongoDB collection

db.your_collection.update({},
                          {$set : {"new_field":1}},
                          {upsert:false,
                          multi:true}) 

Remove field from every document in a MongoDB collection

db.your_collection.update({},
                          {$unset : {"old_field":null}},
                          {upsert:false,
                          multi:true}) 

Remove field from every nested document in a MongoDB collection

db.your_collection.update({},
                          {$unset : {"old_field.$[].old_field_child":null}},
                          {upsert:false,
                          multi:true}) 

Rename field from every document in a MongoDB collection

db.your_collection.update({},
                          {$rename: {"old_field_name":"new_field_name"}},
                          {upsert:false,
                          multi:true}) 

Backup and Restore

mongodump -d CollectionName-o c:\data\mongodb\backup
mongorestore c:\data\mongodb\backup